không phải ai cũng tập được yoga

Yoga: những ai không nên tham gia bộ môn này

Yoga là hình thức tập luyện thể thao rất tốt cho cơ thể cả nam và nữ không phân biệt giới tính. Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số trường hợp đặc biệt mà được khuyên không nên tập yoga. Vì không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn có thể gây ra một số biến chứng không đáng có. Vậy những đối tượng nào ở đây không nên tập yoga? Hãy cùng Holy tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Trẻ em dưới 13 tuổi

Yoga là loại hình tập hình thể với những động tác từ tốn thư giãn tâm trí. Và với trẻ nhỏ năng động là đặc thù điển hình nếu cho trẻ tiếp xúc với yoga quá sớm có thể khiến trẻ nhỏ trở nên trầm tính hơn so với độ tuổi của chúng.

Ở độ tuổi của trẻ, chúng nên được tiếp xúc và sinh hoạt ở những môi trường phù hợp, trò chơi hoạt động vui chơi và khám phá thế giới hơn là ngồi trong phòng tập với yoga.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trẻ mà chúng ta cũng có thể cho trẻ tiếp xúc với yoga qua một số bài tập cơ bản nhất để cơ thể có thể trở nên dẻo dai hơn như: uốn dẻo lưng, xoạc chân,…

2. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt

Các chị em là đối tượng chính quan tâm đến loại hình tập yoga này. Nhưng vẫn còn khá thắc mắc vấn đề khi đến kỳ kinh nguyệt thì có nên tập yoga hay không? Trên thực tế thì phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoàn toàn có thể tập yoga nhưng cần chọn lọc bài tập và thời gian tập sao cho phù hợp.

Có một số bài tập yoga giúp cho chị em có thể giảm cảm giác triệu chứng đau bụng kinh, khó chịu của cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt. Chú ý các bài tập nặng có thể sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và mất sức hơn nhé.

Các bài tập đảo ngược phổ biến trong yoga cần đặc biệt tránh khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt nhé. Bởi những bài tập ngược sẽ dẫn tới hiện tượng chảy ngược ống dẫn trứng và tăng nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.

ai không tập được Yoga?

3. Bệnh nhân một số căn bệnh đặc thù được chỉ định không nên tập yoga

Thông thường khi mắc bệnh hoặc có vấn đề về sức khỏe, mọi người thường được khuyên rằng không nên tập yoga, có thể xen kẽ các bài tập nhẹ nếu sức khỏe vẫn cho phép. Tuy nhiên có một số bệnh đặc thù cần chú ý hơn khi lựa chọn tập yoga nhé:

  • Những người bị cao huyết áp nên tránh các bài tập có tư thế đảo ngược người như trồng cây chuối, tư thế cây nến,…
  • Có tiền sử bệnh đau lưng, chấn thương cột sống không nên tập các bài tập vặn người, gập người.
  • Người bệnh bị bệnh mạch vành nên tránh các tư thế đồi hỏi phải vặn xoắn người quá mức.
  • Những người bị bệnh về khớp cổ nên tránh các bài tập nghiêng, ngửa cổ quá nhiều.
  • Tiền sử rối loạn tiền đình không nên tập những bài tập đảo ngược người và ngửa người ra phía sau như: rắn hổ mang, châu chấu,…
  • Người bệnh bị chảy máu dạ dày, đau dạ dày không nên tập những bài tập yêu cầu dùng lực từ phần bụng.

Tổng kết lại, khi lựa chọn tập yoga mà bản thân có tiền sử mắc bệnh hoặc đang bị bệnh ở bất cứ vị trí nào cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh việc tập ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi tập nên lựa chọn những bài tập cơ bản nhẹ nhàng, tránh những bài tập yêu cầu quá cao gây ảnh hưởng đến các bộ phận bị tổn thương trước đó.

yoga không phù hợp với ai

4. Người bệnh không nên tập yoga

Mọi người thường nghĩ, khi tập yoga cần kiên trì mới đem lại hiệu quả. Điều này không sai nhưng khi bản thân không còn sức lực khi bị bệnh chúng ta nên nghỉ ngơi dưỡng sức thay vì cố gắng tập luyện đầy đủ. Nếu bạn đang bị bệnh, hãy để cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục hoàn toàn. Không nên cố gắng tập yoga vào lúc này, nó có thể khiến bạn cảm thấy mệt và mất sức hơn.

Nhưng nếu trường hợp bạn chỉ ốm nhẹ và sức khỏe vẫn cho phép với những bài tập cơ bản, bạn kiên trì tập sẽ mang lại cảm giác khỏe mạnh hơn cho cơ thể và dễ chịu hơn. Bên cạnh tập luyện bạn cũng nên áp dụng các chế độ ăn Eat Clean để cải thiện sức khỏe được tốt hơn.

những ai không thích hợp với bộ môn yoga

5. Phụ nữ mang thai

Trong thời kỳ thai sản, các y bác sĩ khuyên rằng tập yoga với những bài tập phù hợp sẽ mang lại lợi ích tốt hơn cho bà bầu. Tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn và chống trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên các mẹ cũng cần chú ý các bài tập phù hợp cho từng tháng thai kỳ nhé 3 tháng đầu và 3 tháng cuối khá quan trọng nên không phải bài tập nào cũng có thể tập trong thời gian này.

  • Những bài tập đứng bằng 1 chân không tốt vì có thể khiến mẹ bầu mất cân bằng và ngã.
  • Những động tác vặn xoắn bụng cũng cần được tránh tuyệt đối trong thời gian mang thai nhé.
  • Ngoài ra, một số trường hợp mang thai được bác sĩ chỉ định tuyệt đối không tập thể dục hay vận động mạnh. Hãy tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tập yoga trong thời gian mang thai hay không bạn nhé.

Trên đây là các trường hợp không nên tập yoga nhất, hi vọng cung cấp được những thông tin hữu ích nhất cho bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Không thể phủ nhận có sức khỏe là có tất cả. Hãy trân trọng và giữ gìn sức khỏe thật tốt bằng cách tập thể dục mỗi ngày hợp lý và đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

4.8/5 - (5 bình chọn)
Post a Comment

Bài đăng mới nhất

Holy